Sự dịch chuyển của chiến tranh trong kỷ nguyên số

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Nov 22, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 375)

    Vũ khí, tính chất và mục đích của chiến tranh hiện nay đã thay đổi cùng với sự tiến triển của kỷ nguyên thông tin.


    Đó là nhận định của ông Đinh Thế Cường, Phó Cục trưởng Cục CNTT thuộc Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc Phòng) tại sự kiện Ngày An toàn thông tin 2013, diễn ra ngày 21/11 tại Hà Nội.

    Theo ông Cường, lịch sử chiến tranh được chia thành ba giai đoạn chính. Trước thế kỷ 17 là chiến tranh nông nghiệp. Khi loài người chuyển từ săn bắn sang trồng trọt, chăn nuôi và tích lũy của cải thì xuất hiện những cuộc tranh giành, cướp bóc. Mục đích của chiến tranh ở thời kỳ này là chiếm đoạt tài sản tích trữ được và vũ khí cũng được cải tiến từ chính các công cụ lao động, săn bắn như dao, giáo mác.

    Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 là chiến tranh công nghiệp. Các đô thị lớn đã bắt đầu xuất hiện và lúc này, mục đích của chiến tranh cũng thay đổi, không còn là chiếm đoạt tài sản dư thừa mà là chiếm đất đai, tài nguyên, nguồn lao động (chế độ nô lệ). Vũ khí được sản xuất hàng loạt, trong đó có những vũ khí hủy diệt lớn như vũ khí hóa học, bom nguyên tử.

    Sau thế kỷ 20, những dấu hiệu của các cuộc chiến tranh thông tin đã hình thành. Song song với sự phát triển của kỷ nguyên thông tin là chiến trường thông tin và ở đó, thông tin trở thành vũ khí.

    [​IMG]

    Trong kỷ nguyên thông tin, thông tin chính là vũ khí của chiến tranh.


    Một trong những cuộc tấn công chính trị đầu tiên có quy mô lớn là vào năm 2007 khi hacker của Nga phát động các tấn công từ chối dịch vụ vào một loạt website của các cơ quan chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Estonia. Thậm chí, một số trang bị thay đổi giao diện bằng những nội dung tuyên truyền có lợi cho Nga.

    Tiếp đó, trong suốt các tuần đầu của cuộc chiến Nam Ossetia năm 2008, các trang web của chính phủ Georgia luôn trong tình trạng quá tải, gồm các website ngân hàng quốc gia và của tổng thống Georgia Mikhail Saakashvili. Chính phủ Nga phủ nhận mọi sự cáo buộc cho rằng họ đứng đằng sau vụ tấn công.

    Gây ồn ào nhất chính là vụ "Snowden 2013". Bắt đầu từ tháng 6/2013, cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) là Edward Snowden tiết lộ cho giới truyền thông những chương trình gián điệp của chính phủ Mỹ và châu Âu, như nghe lén điện thoại và theo dõi hoạt động của người dùng trên Internet. Snowden cho biết những tiết lộ này là một nỗ lực nhằm "thông báo cho người dân biết rằng những gì đã được thực hiện trên chính cái tên của họ và những gì đã được thực hiện để chống lại họ". Những tiết lộ của Snowden được đánh giá là một trong những lỗ hổng nghiêm trọng nhất trong lịch sử của NSA.

    "Chiến tranh đang diễn ra và tác động đến đời sống của chúng ta. Chiến tranh hiện hữu cả trong thời bình", ông Đinh Thế Cường khẳng định.

    Trong khi đó, Đại tá Trần Văn Hòa, Phó Chánh văn phòng Interpol Việt Nam, cho hay chiến tranh mạng là điều khó tránh khỏi bởi những cuộc tấn công này có chi phí thấp, hiệu quả cao, dễ dàng che giấu nguồn gốc. Trong khi đó, các nước không dễ dàng phát động một cuộc chiến tranh truyền thống bởi sẽ vấp phải nhiều rào cản, gây thiệt hại về người và của... Do mọi hệ thống hiện nay đều được trang bị kết nối Internet, kẻ tấn công sẽ dễ dàng thâm nhập được vào hạ tầng thông tin quốc gia, các hệ thống quân sự, hệ thống điện, giao thông, cấp nước... chỉ bằng việc phát tán virus. Chẳng hạn, vào tháng 6/2010, virus Stuxnet tấn công vào máy tính của nhà máy điện nguyên tử Iran.

    "Trong tương lai, các xung đột quy mô lớn sẽ đều bắt đầu bằng chiến tranh không gian mạng", Đại tá Hòa nhận định.

    Tuy nhiên, dù đã ý thức rõ về nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, các chỉ số về an toàn thông tin ở Việt Nam vẫn còn khá yếu. Trong 3 tháng qua, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tiến hành một khảo sát với 598 tổ chức, doanh nghiệp với quy mô từ 5 đến 2.000 máy tính. Kết quả cho thấy khả năng ghi nhận tấn công thử, kể cả chưa thành công của các tổ chức, doanh nghiệp không cao. Ngoài ra, chỉ 0,8% đơn vị bị tấn công báo cáo lên cấp trên hoặc ra bên ngoài nhờ trợ giúp trong vòng 1 tuần. Việc này sẽ khiến việc ứng phó với sự cố an ninh mạng bị chậm trễ, dễ đến việc khó khắc phục. Chỉ số an toàn thông tin của Việt Nam trong năm 2013 là 37,5%, thấp hơn rất nhiều so với Hàn Quốc là 62%.

    Châu An

    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sự dịch chuyển của chiến tranh trong kỷ nguyên số

Share This Page