Chế tạo đồ gốm có thể bẻ cong

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 28, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 280)

    Hai nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts (MIT) và hai đồng nghiệp Singapore vừa chế tạo ra loại gốm có khả năng bẻ cong và trở lại hình dáng cũ.

    Gốm là chất liệu rất dễ bị nứt vỡ khi bị lực tác động. Tuy nhiên, theo trang web khoa học Phys.org, nhóm nghiên cứu đã phát triển các mẫu gốm nhỏ có khả năng “ghi nhớ” hình dáng. Khi bị bẻ cong rồi được nung lên, chúng sẽ quay trở lại hình dáng cũ.

    [​IMG]
    Mẫu gốm siêu nhỏ bị bẻ cong rồi quay trở lại hình dáng ban đầu khi được nung lên - (Ảnh: Phys.org)

    Giáo sư Christopher Schuh thuộc MIT cho biết các vật liệu có khả năng ghi nhớ hình dáng đã xuất hiện từ thập niên 1950. “Một số kim loại và nhựa có thể làm được điều này, nhưng gốm thì chưa bao giờ - ông Schuh khẳng định - Do đó, chúng tôi vô cùng hào hứng với khám phá này”.

    Trên lý thuyết, cấu trúc phân tử của gốm cho phép nó ghi nhớ hình dáng ban đầu. Tuy nhiên gốm lại quá giòn và dễ vỡ. Các chuyên gia MIT phát triển gốm có thể bẻ cong bằng cách chế tạo các mẫu gốm siêu nhỏ. “Các vật nhỏ bé khó bị nứt vỡ hơn” - giáo sư Schuh giải thích.

    Sau đó, nhóm nghiên cứu thay đổi cấu trúc của các mẫu gốm này. “Thông thường, chỉ cần bẻ cong gốm khoảng 1% thì nó sẽ vỡ, nhưng các mẫu gốm của chúng tôi có thể bị bẻ cong 7-8% mà vẫn an toàn và quay trở lại hình dáng ban đầu“ - giáo sư Schuh cho biết.

    Các mẫu gốm mà nhóm nghiên cứu sản xuất chỉ lớn khoảng 1 micromet, mắt thường không nhìn thấy được. Tuy nhiên chuyên gia Alan Lai thuộc MIT cho biết chúng không hề nhỏ trong thế giới công nghệ nano.

    “Vật liệu này sẽ trở thành công cụ quan trọng để phát triển các thiết bị nano, đặc biệt trong lĩnh vực y tế” - chuyên gia Lai khẳng định.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Chế tạo đồ gốm có thể bẻ cong

Share This Page