Bí quyết để não bộ luôn năng động

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Aug 24, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 382)

    Thực hiện chế độ ăn nhiều cá, trái cây và rau củ, vận động thể chất, tham gia những hoạt động như học tập ngôn ngữ mới, chơi ô chữ... để góp phần tăng cường sức khỏe não bộ.


    1. Bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hoạt động não

    Cũng như phần còn lại của cơ thể, não bộ hoạt động tốt nhất khi được cung cấp một chế độ ăn uống bổ dưỡng. Theo Suha Ali, đứng đầu cơ quan quản lý quốc gia Australia về giảm thiểu nguy cơ mất trí do Alzheimer, cần tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng nhưng vẫn phải chú trọng thức ăn giúp tăng cường sức khỏe cho não bộ.

    Theo đó, chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải bao gồm nhiều cá, trái cây và rau củ tươi được khuyến nghị bởi nó giàu axit béo thiết yếu và các chất chống oxy hóa.

    [​IMG]
    Chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải cung cấp các acid béo thiết yếu và các chất chống oxy hóa. Ảnh: foxnews.com.

    Nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và omega 3 đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ. Cũng cần tránh chất béo chuyển hóa, loại chất béo thường chứa trong đồ ăn được chế biến sẵn hay đồ hộp và giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa.

    2. Thường xuyên hoat động thể chất

    Theo Ali, nhiều nghiên cứu đã phát hiện việc tích cực rèn luyện thể chất vào bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời đều mang lại lợi ích cho nhận thức và hoạt động của não, có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ.

    Cũng giống như trái tim, não bộ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của hệ mạch, do đó vận động đóng vai trò quan trọng cho việc duy trì lượng máu lưu thông đến não. Các chuyên gia khuyên nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục một cách điều độ.

    3. Chú ý kiểm tra sức khỏe

    Nếu trên 45 tuổi, bạn cần kiểm tra xét nghiệm tiểu đường và cholesterol cao khoảng 1 đến 2 năm một lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cholesterol cao trong giai đoạn giữa và cuối đời có thể tăng nguy cơ mắc Alzheimer, trong khi đó bệnh tiểu đường có thể gia tăng nguy cơ này lên tới 65%.

    4. “Thách thức” não bộ với những hoạt động mới

    Nghiên cứu cho thấy bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi suy nghĩ và học tập có thể chống lại bệnh suy giảm trí nhớ. Nhiều bằng chứng có sức thuyết phục đã cho thấy việc thử thách não bộ có thể giúp xây dựng các vùng não dự trữ.

    [​IMG]
    Trò chơi giải ô chữ hàng ngày giúp não bộ hoạt động tích cực. Ảnh: newscientist.com

    Cụ thể, mọi người nên tham gia thường xuyên vào những hoạt động như học tập những ngôn ngữ mới, đọc sách, chơi ô chữ, chơi cờ, xem phim, kịch và tìm hiểu những vấn đề mình đam mê.

    Kate Swaffer, 54 tuổi, được chẩn đoán chứng suy giảm trí nhớ khởi phát sớm khi 49 tuổi. Bà chống lại chứng suy giảm trí nhớ bằng những bài học hàng ngày, giao tiếp xã hội và thể thao. "Tôi nhận thấy bản thân chuyển từ luôn nhớ mọi việc rõ ràng sang trạng thái hay quên, và dấu hiệu của chứng khó đọc - viết ngày càng tăng dần. Khi được chẩn đoán mắc chứng suy giảm trí nhớ, tôi quyết định dù thế nào cũng phải duy trì hoạt động của não theo cách mà mình có thể. Hiện tại tôi tham gia một trường đại học để nhận bằng danh dự, viết blog về những kinh nghiệm của bản thân", bà tâm sự.

    Thu Hiền (theo Body and Soul)

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bí quyết để não bộ luôn năng động

Share This Page