Bệnh sùi mào gà, tai họa với bà bầu

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Aug 20, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 287)

    Vài ngày trước, chị Mai (28 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) hớt hải đến phòng khám sản phụ khoa cầu cứu “Hơn một năm nay, chồng em làm ăn thua lỗ. Anh ấy có quan hệ bất chính bên ngoài. Từ đó, vùng kín của em thường có mụn nhỏ...".


    Chị Mai chia sẻ, trước đây chị không hề lo lắng về các bệnh lây qua đường tình dục bởi vợ chồng rất chung thủy. Nhưng từ ngày làm ăn thua lỗ, chồng chị hay la cà với mấy người bạn, chuyện nhà cửa đã không yên, sinh hoạt vợ chồng cũng lục đục. Chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là bệnh sùi mào gà.

    Lúc mang thai được 2 tháng, chị đã đi đốt nốt sùi ở Bệnh viện Da liễu quốc gia. Giờ chị mang thai tháng thứ 4 nhưng vẫn thấy có nốt sùi và sưng tấy. "Em không biết có ảnh hưởng gì đến đứa trẻ không, mà bệnh có thể tái phát lại không, làm thế nào thì mới có thể chữa khỏi được", chị lo lắng hỏi.

    Lo lắng của chị Mai cũng là nỗi lo của nhiều người khi phát hiện mắc bệnh hoa liễu lây truyền qua đường tình dục, trong đó sùi mào gà.

    Bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human PapillomaVirus) gây ra, hay gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục sớm, ân ái bằng các động tác thô bạo gây tổn thương cơ quan sinh dục, có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch. Bệnh lây truyền chủ yếu qua giao hợp.

    Khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, virus khu trú ở tế bào cận đáy, ủ bệnh từ 1 đến 8 tháng, sau đó kích thích tăng sinh tế bào đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô, hình dạng sùi lên như hoa súp lơ hay mào gà. Người có bộ phận sinh dục ẩm ướt, viêm âm hộ, âm đạo, suy giảm miễn dịch hoặc đi kèm bệnh hoa liễu khác dễ mắc hơn.

    [​IMG]
    Ảnh: dermatalk.com.

    Sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con:

    - Đường tình dục: Nguy cơ lây bệnh tăng lên cùng với số lần và số bạn tình. Một nghiên cứu cho thấy, nếu có một bạn tình, tỷ lệ mắc bệnh là 17%; nhưng có 5 bạn tình thì con số này là 81%.

    - Từ mẹ sang con: HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối và đó là đường làm lan rộng sự lây nhiễm.

    Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường có những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, ở môi lớn hay mép sau âm hộ, không gây đau. Có trường hợp các nụ sùi mọc nhiều ở âm đạo, cổ tử cung nhưng không phát hiện được. Thai phụ thấy tự nhiên ra huyết. Hoặc khi tắm rửa, thai phụ cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu. Một số trường hợp sùi mào gà hợp thành đám lớn, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Ở người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

    Về triệu chứng, mào gà thường không biểu hiện gì đặc biệt, không đau, không ngứa, biểu hiện với những nốt sần sùi màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau nhưng dễ chảy máu. Vị trí thường gặp là ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, bẹn, tầng sinh môn, hậu môn. Trẻ em có thể bị lây từ mẹ trong lúc sinh, hay gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục như mắt, mũi, miệng.

    Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà có thể dẫn đến những tai họa: Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Vì vậy, cần tích cực điều trị trước khi sinh, vì bệnh này không chỉ dễ lây truyền từ mẹ sang con mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

    Giải pháp cho điều trị sùi mào gà hiện nay là đốt các nụ sùi bằng laser CO2 hay đốt điện. Phương pháp này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus, sau đó bệnh dễ phát triển trở lại. Vì vậy vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hết hẳn, cần nhớ rằng do thời gian ủ bệnh của virus dài, sau 8 tháng hết thời gian ủ bệnh mới xác định bệnh khỏi hẳn.

    Nếu có nhiều nốt sùi ở âm đạo, cổ tử cung, âm hộ thì nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh rất lớn, nên mổ lấy thai chứ không đẻ đường dưới. Dùng kháng sinh uống để chống bội nhiễm khi có chảy máu.

    Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.

    Ngoài phương pháp trên, đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo có thể chấm dung dịch Trichloactic acid, chấm đến khi nốt sùi chuyển màu trắng là được. Với nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, nên chọn giải pháp đốt laser CO2 hay đốt điện.

    Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và dung dịch phụ khoa thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Dùng bao cao su có thể phòng tránh được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh này cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.

    Biến chứng bệnh sùi mào gà:

    Sùi mào gà phát triển nhanh khi có thai. Thương tổn có thể lan rộng và phá hủy mô, làm tắc đường sinh nở. Khi có thai, u nhú có xu hướng phát triển lớn hơn do nồng độ hoóc môn progesterone tăng. Nếu u nhú phát triển nhiều ở thành âm đạo, chỗ này sẽ trở nên kém chun giãn và gây khó khăn khi sinh. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.

    Sùi mào gà nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung - một loại ung thư gây ra bởi virus HPV (rất nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm HPV trong 99,8% trường hợp ung thư cổ tử cung). Cần phải nhấn mạnh rằng nhiễm HPV xảy ra trước khi xuất hiện các tổn thương loạn sản và sau đó là các tổn thương ung thư cổ tử cung. Ở nam giới, bệnh cũng có thể gây ung thư dương vật nếu không được điều trị.

    Hầu hết sùi mào gà nhỏ và ít thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị gì, nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu.

    Không có chống chỉ định lấy chồng hay có con ở người nhiễm HPV. Vấn đề chính là người bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị đúng đắn, được theo dõi, giúp đỡ cả khi chưa có thai và khi chuyển dạ.

    Bác sĩ-chuyên gia tư vấn Trương Gia Bảo

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bệnh sùi mào gà, tai họa với bà bầu

Share This Page