Trẻ biết ghi nhớ từ trong bụng mẹ

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Aug 7, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 380)

    Sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại đã phần nào "vén" bức màn bí mật về cấu trúc não bộ của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các bé có khả năng tập trung, ghi nhớ ngay từ trong bụng mẹ.


    Ngay từ tuần thứ 3 của giai đoạn phôi thai, não trẻ đã được hình thành và phát triển rất nhanh. Đến tuần thứ 8 của thai kỳ, mỗi phút não bé sẽ hình thành 250.000 tế bào thần kinh và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đến khi chào đời, trẻ sẽ sở hữu "gia tài" 100 tỷ tế bào thần kinh. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn này, trí não trẻ dần hoàn thiện qua sự phát triển các giác quan. Chính cơ quan thính giác (gồm tai trong và cơ quan tiền đình) hình thành đã giúp bé cảm nhận được sự đung đưa đều đặn khi mẹ di chuyển nhẹ nhàng.

    Từ tuần thứ 18 trở đi, trẻ có thể tập trung lắng nghe những âm thanh xung quanh. Cũng theo các nghiên cứu, vỏ não trẻ ở giai đoạn 25 tuần tuổi đã xuất hiện các nếp gấp hỗ trợ trí não trong quá trình nhận thức và ghi nhớ. Trẻ có thể nghe thấy rất rõ nhịp tim mẹ, bắt đầu đón nhận và ghi nhớ những tiếng dỗ dành đầy yêu thương của cả bố và mẹ. Đó là lý do trẻ sơ sinh thường dễ dàng nín khóc hơn khi được bố mẹ dỗ dành. Trẻ cũng đã có thể cảm nhận được sự sáng - tối, ấm - lạnh, sự tiếp xúc, vuốt ve của bố mẹ và phản ứng lại với những tác động này.

    [​IMG]
    Trẻ có thể cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ ngay trong giai đoạn thai kỳ. Ảnh minh họa.

    Trong giai đoạn cuối thai kỳ, não trẻ phát triển tăng tốc với chiều dài não tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14, để đến khi chào đời bé đã có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh. Các nếp gấp ban đầu dần dần sẽ hình thành những nếp cuộn và các rãnh sâu vào cuối thai kỳ, khiến quá trình tư duy của trẻ phát triển rất nhanh.

    Theo Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Thị Yên, Trưởng phòng Chăm sóc trước Sinh, Phó Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM, âm thanh đầy trìu mến của bố mẹ khi trò chuyện với trẻ, động tác vuốt ve nhẹ nhàng xoa bụng mỗi ngày sẽ kích thích và thúc đẩy não trẻ phát triển. Trẻ có thể cảm nhận âm thanh này và "trả lời" các tác động đó bằng những cử động quẫy đạp nhè nhẹ khi nghe thấy tiếng bố mẹ gọi. Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ không nên xoa bụng thường xuyên vì điều đó dễ gây kích thích cơn gò tử cung, có thể dẫn đến dọa sinh non.

    Bác sĩ Yên cho biết thêm, một bản nhạc cổ điển mỗi buổi tối cũng giúp phát triển trí tuệ trẻ hữu hiệu. Theo các nghiên cứu về IQ, âm nhạc cổ điển giúp tăng khả năng tư duy về không gian. Giai điệu của bản nhạc tác động trực tiếp đến thính giác, hơi thở và nhịp tim của trẻ. Nhưng mẹ nên chỉnh âm thanh ở mức độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến thính giác vốn rất nhạy cảm của trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, các mẹ nên sử dụng cường độ chiếu sáng từ nhẹ đến vừa phải để kích thích thị giác trẻ trong những tháng cuối thai kỳ.

    Trẻ cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của mẹ thông qua các hóa chất phóng thích vào máu rồi đi vào lá nhau. Vì vậy, khi mẹ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và cảm thấy vui vẻ, thoải mái, phấn chấn, trẻ cũng sẽ hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và cảm nhận được niềm vui hân hoan đó từ mẹ. Theo khuyến cáo của tổ chức FAO/WHO, khi mang thai, mẹ cần bổ sung hệ dưỡng chất đầy đủ giúp trẻ phát triển não bộ ngay từ khi thai nghén đến những năm đầu đời. Với hàm lượng đúng Choline và DHA mỗi ngày, mẹ sẽ giúp trí não bé phát triển tối đa khả năng ngay khi còn trong bụng mẹ.

    Ngọc Bích

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Trẻ biết ghi nhớ từ trong bụng mẹ

Share This Page