Thuốc giá rẻ vào bệnh viện

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 31, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 367)

    Sở Y tế Quảng Ngãi năm nay trúng 6 gói thầu mua thuốc với giá giảm 30% so năm ngoái. Tiết kiệm ngân sách khoảng 20 tỷ đồng, nhưng cả lãnh đạo sở lẫn bác sĩ bệnh viện đều ngại nguồn thuốc rẻ dễ dẫn đến chất lượng điều trị kém.


    Quảng Ngãi là một trong số ít địa phương khu vực miền Trung triển khai đấu thầu giá thuốc tập trung cho các bệnh viện tuyến huyện theo thông tư 01 của liên Bộ Y tế và Tài chính. Năm nay Sở Y tế Quảng Ngãi đã trúng 6 gói thầu mua thuốc với tổng trị giá 67 tỷ đồng, rẻ hơn khoảng 20 tỷ đồng và giảm gần 30% so với năm ngoái.

    [​IMG]
    Cấp phát thuốc cho đồng bào vùng cao huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi. Ảnh minh họa: Trí Tín.

    Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi, ông Bùi Văn Long, Phó Giám đốc Sở y tế Quảng Ngãi cho rằng thực hiện đấu thầu giá thuốc cho các bệnh viện theo thông tư 01 có nhiều nhược điểm, bất cập. Theo đó, quy định mới này chỉ chú trọng đến thuốc giá rẻ chứ không đề cập đến nguồn gốc nguyên liệu. Điều này có thể dẫn đến chất lượng thuốc chưa được chú trọng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

    Chẳng hạn, cũng là thuốc Paracetamol sản xuất trong nước nhưng nếu nguyên liệu nhập từ Pháp thì chắc chắn chất lượng hơn nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Nghịch lý là theo thông tư 01 thì thuốc Paracetamol nguyên liệu Pháp không có sức cạnh tranh vào các bệnh viện.

    Năm 2012, loại thuốc Paracetamol 500mg của Công ty Dược Hậu Giang trúng thầu vào các bệnh viện ở Quảng Ngãi với giá 270 đồng. Năm nay đấu thầu theo thông tư 01, Công ty Dược Trung ương 3 Đà Nẵng đã trúng thầu với giá 104 đồng, giảm gần 2/3 giá thuốc năm ngoái. Tương tự, thuốc Tunoxicam hàm lượng 20mg năm 2012 Công ty Dược Bình Định trúng thầu với giá 1.050 đồng, năm nay Công ty Dược Khánh Hòa trúng thầu chỉ 380 đồng mỗi viên, giảm giá hơn 2/3 cùng loại tương đương.

    Bác sĩ Trịnh Giao, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bình Sơn thống kê, mỗi ngày bệnh viện khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho khoảng 350 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Trong đó có đến 99% bệnh nhân khám, chữa bệnh theo diện bảo hiểm y tế, chủ yếu sử dụng thuốc đấu thầu có giá rẻ. "Nếu thuốc rẻ, kém chất lượng lọt vào bệnh viện thì chất lượng điều trị sẽ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh rất lớn", bác sĩ Giao lo ngại.

    Bác sĩ Phạm Văn Công, trưởng Khoa Dược, Bệnh viện đa khoa huyện Bình Sơn phân tích, trong thuốc tây, có thể hàm lượng, định lượng đạt yêu cầu nhưng nguồn nguyên liệu nhập từ các nước Châu Âu có chất lượng, giá cả cao hơn, hiệu quả điều trị cao hơn so với thuốc có nguyên liệu từ Châu Á.

    Dược sĩ Trâm Anh, chủ một quày thuốc ở huyện Mộ Đức cho biết thêm, người bệnh đang sốt cao nếu uống thuốc Paracetamol có nguyên liệu nhập từ Pháp tất nhiên thời gian hạ sốt nhanh hơn nhiều so với thuốc cùng loại có nguyên liệu nội địa.

    Giá thuốc bệnh viện hiện đã rẻ hơn, nhưng bà Nguyễn Thị Yến ở xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, bị đau cột sống đang điều trị ngoại trú theo diện bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Nghĩa Hành, lại băn khoăn. Mỗi tháng, bà Yên phải đến khám và lấy thuốc tại bệnh viện 3 lần. Bà Yên cho rằng, việc giảm giá thuốc theo quy định mới phù hợp với túi tiền người nghèo. Tuy nhiên, trên hết chất lượng thuốc phải tốt. "Thuốc rẻ mà uống mãi không khỏi, thà mua thuốc giá đắt nhưng điều trị hiệu quả, nhanh bớt bệnh thì người dân cũng chấp nhận", bệnh nhân này nói.

    Trí Tín

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thuốc giá rẻ vào bệnh viện

Share This Page