Hố khổng lồ trên mặt trời

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Jul 31, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 349)

    Viễn vọng kính chuyên quan sát mặt trời đã tìm thấy một cái lỗ khổng lồ trên khí quyển của ngôi sao trung tâm, thể hiện dưới dạng một quầng đen bao phủ gần 1/4 mặt trời, liên tục phun vật chất và khí vào không gian.

    >>> Mặt trời thủng một lỗ khổng lồ

    Cái gọi là hố vành nhật hoa nằm trên cực bắc của mặt trời đã lọt vào tầm quan sát của đài quan sát SOHO từ ngày 13 đến 18/7.

    Các hố vành nhật hoa là những khu vực tối và nhiệt độ thấp hơn của khí quyển mặt trời, chứa ít vật liệu mặt trời.

    [​IMG]
    Hố vành nhật hoa thể hiện dưới dạng quầng tối trên cực bắc của mặt trời - (Ảnh: NASA)

    Ở những điểm đứt đoạn này, các đường từ trường hướng ra và hòa nhập vào gió mặt trời, chứ không cuộn vào bề mặt.

    Hố vành nhật hoa có thể ảnh hưởng đến thời tiết không gian, do chúng đẩy hạt điện tử ra khỏi bề mặt mặt trời cực nhanh, theo Space.com dẫn lời Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

    Vẫn chưa rõ điều gì hình thành nên hiện tượng này, nhưng tần suất xuất hiện các hố vành nhật hoa thay đổi cùng với chu kỳ hoạt động của mặt trời.

    Được biết, vệ tinh SOHO trị giá 1,27 tỉ USD đã được phóng lên không gian vào năm 1995, theo sứ mệnh hợp tác giữa NASA với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

    Nó chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động mặt trời từ quỹ đạo ổn định cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Hố khổng lồ trên mặt trời

Share This Page